Cuối năm 2023 - Nhiều bệnh truyền nhiễm "song kiếm hợp bích"
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định hiện tượng El Nino sẽ kéo theo thời tiết nóng lên bất thường,ôngđểviêmmàngnãodonãomôcầubùngphátnhưtaychânmiệmonsta x tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong năm 2023 và 2024. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hiện tượng El Nino tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong dịp cuối năm và duy trì đến năm sau. Hiện tại cả nước cũng đang chứng kiến khí hậu cực đoan với nắng nóng và mưa nhiều, tình hình dịch bệnh cũng được nhận định là ngày càng phức tạp như tay chân miệng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi...
Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận nhiều ca nhiễm viêm màng não do não mô cầu, thậm chí nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng cần theo dõi và chăm sóc đặc biệt.
Trường hợp đáng chú ý là hai bệnh nhi nhiễm viêm màng não do não mô cầu được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Hai trẻ là chị em cùng nhà, chưa được tiêm vắc-xin phòng não mô cầu. Bệnh nhi nam 4 tuổi ban đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được điều trị tại phòng khám gần nhà nhưng không đỡ. Sau đó 2 ngày, chị gái 9 tuổi cũng bắt đầu có các triệu chứng tương tự.
Khi hai trẻ bị ban xuất huyết hoại tử toàn thân, gia đình đã lập tức đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh. Tại đây, cả hai được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, theo dõi nhiễm trùng do não mô cầu và ngay lập tức được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Kết quả xét nghiệm của hai trẻ đều dương tính với não mô cầu.
Không chỉ viêm màng não do não mô cầu, "sốt xuất huyết" và "tay chân miệng" cũng là từ khóa được phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất suốt thời gian qua vì số ca trẻ em đang tăng nhanh tại nhiều địa phương trên cả nước. Riêng TP.HCM, so với trung bình 4 tuần trước, số ca nhiễm sốt xuất huyết tuần gần nhất là 483 ca, tăng 9,6%; số ca tay chân miệng ghi nhận 1.894 ca, tăng 31,9%. Thành phố đã có chỉ đạo khẩn nhằm tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng tại các khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh như: điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học, khu dân cư, khu nhà trọ có nhiều trẻ em.
Nguy cơ nhiễm bệnh "gần ngay trước mắt"
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp qua dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang mầm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14-20 tuổi, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là những người sống/ sinh hoạt trong môi trường tập thể đông người như chung cư, công sở.
Bệnh xuất hiện đột ngột với các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu như mệt mỏi, sốt, đau đầu… dễ nhầm với cảm, cúm hoặc sốt vi rút.
Nguồn lây đa phần nằm ở "người lành mang trùng" - những người mang mầm bệnh não mô cầu tại hầu họng nhưng lại không biểu hiện triệu chứng. "Người lành mang trùng" có thể là gia đình, thầy cô, bạn bè, bất kỳ ai tiếp xúc gần với trẻ.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, phụ huynh nên chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ và cả gia đình (rửa tay, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng cá nhân thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn…). Bộ Y tế cũng khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ và cả nhà tiêm vắc-xin để tạo kháng thể phòng bệnh ngay từ trong gia đình, hạn chế nguy cơ khiến chính mình thành "người lành mang trùng".
Việt Nam hiện đang lưu hành 2 loại vắc-xin bảo vệ khỏi 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu thường gặp (A, B, C, Y, W-135). Người dân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn loại vắc-xin phù hợp cho từng độ tuổi.